Để tránh sự phản đối của các tổ chức bảo vệ động vật, người dân Trung Quỗ đã bắt đầu lễ hội thịt chó sớm hơn thường lệ.
Những năm về trước, hoạt động giết mổ và ăn thịt chó trong mùa lễ hội mừng ngày hạ chí ở Trung Quốc vấp phải các cuộc biểu tình của nhiều tổ chức bảo vệ động vật cũng như một số người dân xem chú khuyển là động vật cưng của họ.
Người dân thành phố Ngọc Lâm – Trung Quốc giết mổ thịt chó công khai.
Dịp lễ hội trong ngày dài nhất trong năm này, các lò giết mổ và chợ bán chó xuất hiện công khai, được phương tiện truyền thông nhà nước và xã hội Trung Quốc đưa tin rầm rộ.
Tuy nhiên, năm nay, diễn biến có phần bất thường khi nhiều người dân ở thành phố Ngọc Lâm đã tranh thủ ăn thịt chó sớm hơn thường lệ để tránh chỉ trích.
Hình ảnh phương tiện truyền thông Trung Quốc đăng tải ngày 14/6 cho thấy một nhóm cư dân thành phố Ngọc Lâm xúc đầy những đĩa thịt chó và rau thơm ăn kèm cùng vải thiều đặt xung quanh trên bàn ăn. Các hình ảnh còn lại là một hàng dài những con chó được thui chín treo trên móc sắt hoặc chất thành đống trên bàn.
Theo truyền thống ở Ngọc Lâm, ăn thịt chó, vải thiều và uống rượu đồng nghĩa với việc làm cho con người khỏe mạnh, tiếp thêm sinh lực giúp chống chọi lại cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ động vật tại Trung Quốc cảnh báo lễ hội này tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe đối với cộng đồng vì những con chó bị giết thịt chưa trải qua quá trình kiểm dịch. Ngoài ra, có những con chó hoang và bị trộm cắp thường nhiễm hóa chất độc hại từ chính bàn tay con người nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Deng Yidan, nhân viên tổ chức bảo vệ động vật châu Á cho biết: “Hành vi trộm cắp chó, hoạt động tội phạm cùng vấn đề vệ sinh thực phẩm và bệnh dại mang lại nhiều tác động tiêu cực hơn là lợi ích về kinh tế. Những vấnn đề này đang ngày càng gia tăng đáng lo ngại”.
Theo truyền thống ở Ngọc Lâm, ăn thịt chó, vải thiều và uống rượu đồng nghĩa với việc làm cho con người khỏe mạnh, tiếp thêm sinh lực giúp chống chọi lại cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ động vật tại Trung Quốc cảnh báo lễ hội này tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe đối với cộng đồng vì những con chó bị giết thịt chưa trải qua quá trình kiểm dịch. Ngoài ra, có những con chó hoang và bị trộm cắp thường nhiễm hóa chất độc hại từ chính bàn tay con người nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Deng Yidan, nhân viên tổ chức bảo vệ động vật châu Á cho biết: “Hành vi trộm cắp chó, hoạt động tội phạm cùng vấn đề vệ sinh thực phẩm và bệnh dại mang lại nhiều tác động tiêu cực hơn là lợi ích về kinh tế. Những vấnn đề này đang ngày càng gia tăng đáng lo ngại”.
Chính quyền thành phố Ngọc Lâm sau đó yêu cầu các nhà hàng trong khu vực loại bỏ món thịt chó trong thực đơn và biển hiệu. Dù vậy, hoạt động giết mổ và tiêu thụ thịt khuyển vẫn được cho phép.
Đồng thời, chính quyền Ngọc Lâm cũng bác bỏ sự tồn tại của “lễ hội cầy tơ” mà giới truyền thông đưa tin và thanh minh rằng đó chỉ là thói quen ẩm thực của một vài doanh nghiệp và người dân trong vùng.
Hồi năm 2011, lễ hội thịt chó ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc cũng buộc phải hủy bỏ vì áp lực dư luận.
Trong khi Trung Quốc có lễ hội thịt chó nhưng mức tiêu thụ thịt chó lại không bằng Việt Nam.
Trước đó, liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) vừa công bố, chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người.
Ngành kinh doanh này chủ yếu dựa vào việc buôn lậu chó bất hợp pháp qua biên giới, trong khi tất cả các nước trong vùng đã ra lệnh cấm vận chuyển chó chưa được tiêm chủng dại, chó không có chứng nhận sức khỏe, giấy phép nhập khẩu, và giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
Trên tờ Guardian (Anh), phóng viên Kate Hodal cũng đã viết: Hàng năm, người Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó để chế biến thành các món ăn đặc sản… Ngành nghề buôn bán thịt chó khan hàng tới mức ở Việt Nam, một số người đàn ông chấp nhận hành nghề “cẩu tặc” (trộm chó).
Do nguồn cung thịt chó trong nước không đủ với nhu cầu quá lớn của người dân nên các chủ cửa hàng kinh doanh cầy tơ phải tìm tới những nguồn cung ứng khác ở nước ngoài.
Mỗi năm có khoảng 300.000 chú chó bị nhốt chật kín trong những chiếc lồng sắt, được vận chuyển từ Thái Lan, đi qua lưu vực sông Mekong, sang Lào và sau đó đưa vào lãnh thổ Việt Nam để tiêu thụ.
No comments:
Post a Comment