Hơn 1.000 ngày trôi qua, thảm án tiệm vàng Ngọc Bích vẫn là nỗi ám ảnh với gia đình nạn nhân và gia đình hung thủ.
Thời gian đã bào mòn đi tất cả, dư luận, sự cay đắng, nỗi đau cũng đã được xoa dịu đi phần nào trong suy nghĩ của những con người có liên quan đến thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích, ở phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang.
Nỗi đau của gia đình nạn nhân thật khó có thể diễn tả nhưng với gia đình hung thủ, một điều mà ai cũng có thể nhận thấy, đó là họ cũng đau đớn, dằn vặt, khổ tâm về những chuyện đã xảy ra.
Với người ông nội của Lê Văn Luyện, ông Lê Văn Ngà, nỗi đau đã vượt quá sức chịu đựng của con người.
Sau khi Luyện vào tù, gia đình cũng tan hoang
Cụ ông đã cận kề tuổi bát thập này chứng kiến mọi thứ diễn ra như một bi kịch khiến cho cuộc sống của tất cả mọi người phải đảo điên, không thể lấy lại được thăng bằng.
Chia sẻ trên báo Gia đình và xã hội, ông Lê Văn Nga buồn bã, từ khi Luyện gây nên tội ác tày trời, ông thấy tủi nhục với bà con hàng xóm, chẳng dám ra khỏi cổng.
Ông cũng chưa một lần tới thăm bố con, anh em Luyện trên trại giam.
Ông cho biết: 'Việc thằng Luyện viết thư xin lỗi gia đình người ta, tôi cũng có nghe người ta đồn nhưng không biết cụ thể nó viết những gì.
Tôi biết sự việc đau lòng mà nó gây ra thì có viết hàng trăm lá thư cũng không chuộc lại được nhưng cũng hy vọng đây chính là chút lương tâm còn lại của nó'.
Khi đề cập đến chuyện chưa một lần tới nhà nạn nhân xin lỗi, ông Ngà chia sẻ: 'Gia đình tôi không dám tới nhà nạn nhân để nói xin tha tội, một phần vì sợ và phần nhiều là chúng tôi đều biết rằng, tội ác mà thằng Luyện gây nên cho gia đình họ quá lớn, không thể chuộc hết được'.
Còn hoàn cảnh của những người thân trong gia đình Luyện, ông Ngà ngậm ngùi.
Hơn 3 năm qua, chính ông Ngà cũng chẳng biết con dâu và cháu nội đang phiêu bạt hay sống ẩn mình ở nơi nào.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2014, PV đã có buổi tiếp xúc với Lê Văn Luyện tại trại giam số 3 (Bộ Công an).
Tại đây, Trung tá Phạm Mạnh Quê, Đội trưởng Đội giáo dục - hồ sơ (trại giam số 3) cho biết: 'Sau khi chuyển trại về đây thụ án, phạm nhân Lê Văn Luyện được tổ chức cho học giáo dục công dân và học các quy định, nội quy của trại giam.
Hàng ngày, cán bộ quản giáo thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện, chia sẻ những tâm sự mà Luyện muốn trải lòng, nhằm cảm hóa y.
Cho đến nay, phạm nhân Lê Văn Luyện cũng đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức'.
Khi được PV đặt câu hỏi 'có muốn gửi lời xin lỗi đến gia đình em Bích không?' - hắn cúi mặt xuống bàn, tay chắp trước ngực, đáp giọng hơi trầm: 'Giờ em có xin lỗi cả trăm nghìn lần cũng không đền hết tội!
Bây giờ, đêm nào em cũng suy nghĩ, day dứt. Cũng chỉ vì em chẳng ra gì nên mới gây ra tội ác khiến cả nhà phải đi tù theo...'.
Theo PV/Doisongphapluat.com
Thời gian đã bào mòn đi tất cả, dư luận, sự cay đắng, nỗi đau cũng đã được xoa dịu đi phần nào trong suy nghĩ của những con người có liên quan đến thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích, ở phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang.
Nỗi đau của gia đình nạn nhân thật khó có thể diễn tả nhưng với gia đình hung thủ, một điều mà ai cũng có thể nhận thấy, đó là họ cũng đau đớn, dằn vặt, khổ tâm về những chuyện đã xảy ra.
Với người ông nội của Lê Văn Luyện, ông Lê Văn Ngà, nỗi đau đã vượt quá sức chịu đựng của con người.
Sau khi Luyện vào tù, gia đình cũng tan hoang
Cụ ông đã cận kề tuổi bát thập này chứng kiến mọi thứ diễn ra như một bi kịch khiến cho cuộc sống của tất cả mọi người phải đảo điên, không thể lấy lại được thăng bằng.
Chia sẻ trên báo Gia đình và xã hội, ông Lê Văn Nga buồn bã, từ khi Luyện gây nên tội ác tày trời, ông thấy tủi nhục với bà con hàng xóm, chẳng dám ra khỏi cổng.
Ông cũng chưa một lần tới thăm bố con, anh em Luyện trên trại giam.
Ông cho biết: 'Việc thằng Luyện viết thư xin lỗi gia đình người ta, tôi cũng có nghe người ta đồn nhưng không biết cụ thể nó viết những gì.
Tôi biết sự việc đau lòng mà nó gây ra thì có viết hàng trăm lá thư cũng không chuộc lại được nhưng cũng hy vọng đây chính là chút lương tâm còn lại của nó'.
Khi đề cập đến chuyện chưa một lần tới nhà nạn nhân xin lỗi, ông Ngà chia sẻ: 'Gia đình tôi không dám tới nhà nạn nhân để nói xin tha tội, một phần vì sợ và phần nhiều là chúng tôi đều biết rằng, tội ác mà thằng Luyện gây nên cho gia đình họ quá lớn, không thể chuộc hết được'.
Còn hoàn cảnh của những người thân trong gia đình Luyện, ông Ngà ngậm ngùi.
Hơn 3 năm qua, chính ông Ngà cũng chẳng biết con dâu và cháu nội đang phiêu bạt hay sống ẩn mình ở nơi nào.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2014, PV đã có buổi tiếp xúc với Lê Văn Luyện tại trại giam số 3 (Bộ Công an).
Tại đây, Trung tá Phạm Mạnh Quê, Đội trưởng Đội giáo dục - hồ sơ (trại giam số 3) cho biết: 'Sau khi chuyển trại về đây thụ án, phạm nhân Lê Văn Luyện được tổ chức cho học giáo dục công dân và học các quy định, nội quy của trại giam.
Hàng ngày, cán bộ quản giáo thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện, chia sẻ những tâm sự mà Luyện muốn trải lòng, nhằm cảm hóa y.
Cho đến nay, phạm nhân Lê Văn Luyện cũng đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức'.
Khi được PV đặt câu hỏi 'có muốn gửi lời xin lỗi đến gia đình em Bích không?' - hắn cúi mặt xuống bàn, tay chắp trước ngực, đáp giọng hơi trầm: 'Giờ em có xin lỗi cả trăm nghìn lần cũng không đền hết tội!
Bây giờ, đêm nào em cũng suy nghĩ, day dứt. Cũng chỉ vì em chẳng ra gì nên mới gây ra tội ác khiến cả nhà phải đi tù theo...'.
Theo PV/Doisongphapluat.com
No comments:
Post a Comment