Quy trình ép cọc bê tông cốt thép bằng máy ép cọc của các đơn vị thi công
– Cọc ép là cọc BTCT được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc.
– Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do thiết kế dự tính tác dụng lên cọc BTCT
– Lực ép nhỏ nhất P min là lực ép do thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 – 200% tải trọng thiết kế;
– Lực ép lớn nhất P max là lực ép do thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 – 300% tải trọng thiết kế.
Chú ý: Để biết được khả năng ép của máy ép cọc thủy lực thì trước tiên phải đề nghị đơn vị ép cọc cung cấp giấy kiểm định đồng hồ và giàn ép thủy lực, trong kết quả kiểm định sẽ có bảng tra chỉ số trên đồng hồ (kg/cm2) và tương đương với chỉ số này là lực ép đầu cọc.
Ưu nhược điểm của phương pháp thi công ép cọc BTCT
Hiện nay có nhiều phương pháp để th công cọc như búa đóng, kích ép, khoan nhồi… Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào địa chất công trình và vị trí công trình. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều dài cọc, máy ép cọc bê tông. Một trong các phương pháp thi công cọc đó là ép cọc bằng kích ép.
No comments:
Post a Comment