Cái tên chỉ cũng như là một dạng ký tự để nhận biết nhau, thế nhưng với nhiều người nó không đơn giản như vậy. Cái tên họ đặt cho con phải vần, phải điệu, phải dễ nghe và còn có cả sự tính toán bên trong đó nữa. Có những cái tên khi nghe xong chúng ta không nhớ nổi, bởi nó quá dài, bên cạnh đó còn có những chuyện bi hài với chính nhân vật có tên "độc".
Theo Màn ảnh sân khấu, nhắc tới gia đình ông Lê Văn Bốn và bà Nguyễn Thị Tư (55 tuổi, ngụ xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP.HCM), người dân xung quanh lại tủm tỉm cười khi nghĩ đến những cái tên dài và "độc" ông bà đặt cho các con. Trong 3 người con của ông bà Tư, người có tên dài nhất là cậu út “Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhân” (22 tuổi). Người chị đầu có tên là “Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhàn” (29 tuổi) và người chị kế có tên “Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Linh Phượng” (27 tuổi).
Lý giải về việc đặt tên con “dài loằng ngoằng" như vậy, bà Tư cho biết: “Khi tôi mang bầu, ông nhà ngày đêm trầm ngâm suy nghĩ đặt tên con như thế nào cho ý nghĩa và hay nhất, để các con gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Lúc đó, tôi hỏi vì sao đặt tên dài thế, ông ấy nói mỗi từ trong cái tên đều có ý nghĩa của nó. Ông giải thích từng từ trong tên của thằng Nhân có ý nghĩa lắm, nhưng vì lâu rồi tôi cũng không nhớ nữa” - bà Tư nhớ lại.
Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhân (bên trái). Ảnh: MASK
Theo bà Tư, hồi còn đi học, Nhân luôn được chú ý, thậm chí nhà trường còn gọi gia đình lên để hỏi lý do "vì sao đặt tên con như vậy?", biết là chuyện liên quan đến tên của Nhân nên bà Tư cũng ngại gặp.
Chưa hết, chàng trai có cái tên “độc” này còn gặp không ít phiền toái trong chuyện giấy tờ tùy thân. Tất cả bằng cấp, giấy tờ liên quan của Nhân như sổ hộ khẩu, giấy tờ hộ tịch, sổ điểm khi đi học, sổ học bạ, giấy khen... cho đến nay không có cái nào ghi đầy đủ tên cả, chỉ ghi họ và tên, còn chữ lót thì viết tắt.
Hiện, Nhân đang làm việc tại một công ty ở Nhà Bè (TP.HCM). Lúc mới gửi hồ sơ, công ty chú ý ngay đên cái tên quá “độc” của cậu. “Không chỉ riêng tôi được mọi người chú ý, các chị của tôi cũng rất được mọi người quan tâm bởi cái tên quá dài” - Nhân nói.
Giấy phép lái xe của Nhân vì tên quá dài nên các chữ đệm đều viết tắt. Ảnh: MASK
Trong số 2 chị gái của Nhân, chị Nhàn đang làm tại một xí nghiệp may, còn chị Phượng mở hiệu làm tóc tại nhà. Trước đây, các chị gái của Nhân cũng khiến mọi người ngạc nhiên vì cái tên... quá dài. “Hồi trước, tôi đi xin việc cũng bình thường, không gặp khó khăn nhưng mọi người cũng hay nhìn và bàn tán về cái tên của mình. Thật sự lúc đó cũng hơi vui vì được mọi người chú ý, lâu dần người ta cũng quen” - chị Phượng cười kể lại.
Nhắc đến tên 3 chị em Nhân, những người hàng xóm thân thiết lại bật cười: “Đặt tên con gì mà dài quá, nghe mắc cười lắm, mỗi khi đọc mà thấy mệt luôn. Hàng xóm với nhà họ mấy chục năm nay nhưng chúng tôi chỉ nhớ mỗi họ và tên. Lúc đầu, chúng tôi cũng nói chuyện với gia đình về cái tên của mấy chị em. Ông Bốn lúc còn sống có giải thích ý nghĩa của tên nhưng nhiều quá, chúng tôi chẳng nhớ nữa”.
Theo bà Tư, cái tên quá dài nên thường xuyên được chính quyền địa phương triệu tập để sửa ngắn lại, thuận tiện ghi vào giấy tờ cho đầy đủ, không thừa ra ngoài chữ nào.
“Từ lúc đặt tên các con như vậy, nhất là thằng Nhân gặp nhiều chuyện cười ra nước mắt, nên mới đây, tôi quyết định đi sửa lại tên cho cả 3 đứa nhưng chỉ sửa được sổ hộ khẩu, còn các giấy tờ khác vẫn nguyên tên cũ. Tên mới của thằng Nhân là Lê Tâm Nhân” - bà Tư nói. Còn hai người con gái của bà là chị Nhàn và chị Phượng cũng đã sửa tên lại ngắn hơn, nhưng bà Tư không muốn tiết lộ.
Chị Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương.
Theo Pháp luật Việt Nam, chị Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương (26 tuổi), người có tên dài nhất tỉnh Thái Nguyên, gặp rắc rối vì kỳ vọng của cha mẹ vào cái tên của mình. Ông Đào Sinh Hoạt (xóm 6, Tân Linh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) cho biết, ông đặt tên con dài là “mong muốn con có một tương lai sán lạn, khi đi học nhất định sẽ được thầy cô giáo chú ý, vì thế nó sẽ học tốt hơn”. Quả đúng vậy, cô con gái có cái tên Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương thực sự là tâm điểm chú ý mỗi khi cô xuất hiện.
Tuy vậy, cô gái có cái tên độc đáo này cũng gặp phải không ít phiền toái vì chính cái tên của mình. Tất cả các bằng cấp, giấy tờ liên quan của Dương cho đến nay chỉ duy nhất có Chứng chỉ tin học là ghi đầy đủ tất cả các chữ trong tên của cô. Còn lại, trong sổ hộ khẩu, giấy tờ hộ tịch, sổ điểm khi đi học, sổ học bạ, giấy khen..., tên cô đều phải viết tắt một số ký tự để gọn hơn.
Vì tên dài nên mỗi khi gọi tên cô mọi người cũng không gọi hết cả tên. Khi thì “Dương ơi”, lúc lại "Long Lanh ơi”, hay lúc khác lại “Ánh Dương ơi”, có bạn còn gọi: “Tên dài ơi”...
Có duy nhất kỷ niệm vui gắn với cái tên dài là khi cô đi làm, mấy anh trong Cty “nghe đồn” về cái tên lạ nên đã đến để xem mặt người rồi một anh đã rước luôn cô gái có cái tên dài về làm vợ.
Một cô gái có tên là Hoàng Thị Ngọc Bích Kim Cương tâm sự: Với mong muốn “cục Kim Cương” của gia đình sau này sẽ có cuộc sống an nhàn, sung sướng nên bố cô đã chọn cho cô một cái tên dài ngoằng. Nhưng chẳng thấy chị sướng, giầu có gì mà toàn thấy rắc rối. Hồi đi thi Đại học Thương Mại, cả phòng thi và giám thị cười ồ lên khi đọc tên chị vào phòng thi. Trong lúc làm bài thi thì giám thị cũng "ưu ái" lảng vảng quanh chỗ chị, thậm chí còn tò mò hỏi vì sao có cái tên như thế, làm chị mất tập trung không làm được bài. Rồi khi đi xem điểm thi thì tên dài phải viết 2 dòng nên ai cũng chú ý. Thậm chí chứng minh thư cũng không viết hết tên.
Giấy khen của Ánh Dương.
Một người có tên Ngô Thị Hải Thụ Thái Quỳnh Phương cũng khốn khổ khi đi nước ngoài không đủ chỗ để kê khai tên khi làm thủ tục.
Một người khác lại có anh họ tên là Nguyễn Trần Lê Đại Đăng Khoa Tân Tú. “Sướng đâu chả thấy, chỉ thấy mỗi khi làm giấy tờ thì anh đến khổ vì cái tên của mình”.
Ấy vậy mà một “chính chủ” có cái tên dài lại hùng hồn cho biết: “Tên tôi là Nguyễn Thế Trân Châu Bảo Ngọc Huyện Hoàng nhưng tôi rất tự hào với cái tên lê thê cha mẹ đặt cho này. Đôi lúc cũng có sự cố nhưng cũng dễ giải quyết thôi”.
Ở Huế, con gái dòng hoàng tộc mang họ Công Tằng Tôn Nữ. Chỉ nguyên việc mang họ hoàng tộc này thì cái tên của của một cô gái đã tên tới 5, 6 từ. Nhạc sĩ Bảo Phúc có hai người con gái tên là Công Tằng Tôn Nữ Phương Trang và Công Tằng Tôn Nữ Phương Linh. Cô giáo và bạn bè thường chỉ gọi Phương Trang, Phương Linh cho tiện.
Cũng mang họ hoàng tộc, nhưng cô gái có cái tên Công Tằng Tôn Nữ Long Lanh Như Hạt Sương Sa khiến cho bạn thi cùng phòng một phen bối rối. Anh bạn tôi kể: “Ngày đi xem phòng thi đại học, nhìn vào tên người theo thứ tự kế tiếp sau mình, tôi luận mãi không ra. Thoạt đầu, tưởng đó là ba người khác nhau, vì trên danh sách ghi thành ba hàng: Công Tằng Tôn Nữ - Long Lanh Như - Hạt Sương Sa. Nhưng xem kỹ thì chỉ có dòng cuối ghi ngày sinh, quê quán, số báo danh. Như vậy đây chỉ là một người. Vào thi, có đến hai trong ba môn tôi ngồi cạnh cô gái Huế này, riêng chuyện nghĩ đến cái tên người ngồi cạnh cũng đã lấy mất một ít thời gian làm bài của tôi”.
Theo Dân Việt
Theo Màn ảnh sân khấu, nhắc tới gia đình ông Lê Văn Bốn và bà Nguyễn Thị Tư (55 tuổi, ngụ xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP.HCM), người dân xung quanh lại tủm tỉm cười khi nghĩ đến những cái tên dài và "độc" ông bà đặt cho các con. Trong 3 người con của ông bà Tư, người có tên dài nhất là cậu út “Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhân” (22 tuổi). Người chị đầu có tên là “Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhàn” (29 tuổi) và người chị kế có tên “Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Linh Phượng” (27 tuổi).
Lý giải về việc đặt tên con “dài loằng ngoằng" như vậy, bà Tư cho biết: “Khi tôi mang bầu, ông nhà ngày đêm trầm ngâm suy nghĩ đặt tên con như thế nào cho ý nghĩa và hay nhất, để các con gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Lúc đó, tôi hỏi vì sao đặt tên dài thế, ông ấy nói mỗi từ trong cái tên đều có ý nghĩa của nó. Ông giải thích từng từ trong tên của thằng Nhân có ý nghĩa lắm, nhưng vì lâu rồi tôi cũng không nhớ nữa” - bà Tư nhớ lại.
Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhân (bên trái). Ảnh: MASK
Theo bà Tư, hồi còn đi học, Nhân luôn được chú ý, thậm chí nhà trường còn gọi gia đình lên để hỏi lý do "vì sao đặt tên con như vậy?", biết là chuyện liên quan đến tên của Nhân nên bà Tư cũng ngại gặp.
Chưa hết, chàng trai có cái tên “độc” này còn gặp không ít phiền toái trong chuyện giấy tờ tùy thân. Tất cả bằng cấp, giấy tờ liên quan của Nhân như sổ hộ khẩu, giấy tờ hộ tịch, sổ điểm khi đi học, sổ học bạ, giấy khen... cho đến nay không có cái nào ghi đầy đủ tên cả, chỉ ghi họ và tên, còn chữ lót thì viết tắt.
Hiện, Nhân đang làm việc tại một công ty ở Nhà Bè (TP.HCM). Lúc mới gửi hồ sơ, công ty chú ý ngay đên cái tên quá “độc” của cậu. “Không chỉ riêng tôi được mọi người chú ý, các chị của tôi cũng rất được mọi người quan tâm bởi cái tên quá dài” - Nhân nói.
Giấy phép lái xe của Nhân vì tên quá dài nên các chữ đệm đều viết tắt. Ảnh: MASK
Trong số 2 chị gái của Nhân, chị Nhàn đang làm tại một xí nghiệp may, còn chị Phượng mở hiệu làm tóc tại nhà. Trước đây, các chị gái của Nhân cũng khiến mọi người ngạc nhiên vì cái tên... quá dài. “Hồi trước, tôi đi xin việc cũng bình thường, không gặp khó khăn nhưng mọi người cũng hay nhìn và bàn tán về cái tên của mình. Thật sự lúc đó cũng hơi vui vì được mọi người chú ý, lâu dần người ta cũng quen” - chị Phượng cười kể lại.
Nhắc đến tên 3 chị em Nhân, những người hàng xóm thân thiết lại bật cười: “Đặt tên con gì mà dài quá, nghe mắc cười lắm, mỗi khi đọc mà thấy mệt luôn. Hàng xóm với nhà họ mấy chục năm nay nhưng chúng tôi chỉ nhớ mỗi họ và tên. Lúc đầu, chúng tôi cũng nói chuyện với gia đình về cái tên của mấy chị em. Ông Bốn lúc còn sống có giải thích ý nghĩa của tên nhưng nhiều quá, chúng tôi chẳng nhớ nữa”.
Theo bà Tư, cái tên quá dài nên thường xuyên được chính quyền địa phương triệu tập để sửa ngắn lại, thuận tiện ghi vào giấy tờ cho đầy đủ, không thừa ra ngoài chữ nào.
“Từ lúc đặt tên các con như vậy, nhất là thằng Nhân gặp nhiều chuyện cười ra nước mắt, nên mới đây, tôi quyết định đi sửa lại tên cho cả 3 đứa nhưng chỉ sửa được sổ hộ khẩu, còn các giấy tờ khác vẫn nguyên tên cũ. Tên mới của thằng Nhân là Lê Tâm Nhân” - bà Tư nói. Còn hai người con gái của bà là chị Nhàn và chị Phượng cũng đã sửa tên lại ngắn hơn, nhưng bà Tư không muốn tiết lộ.
Chị Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương.
Theo Pháp luật Việt Nam, chị Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương (26 tuổi), người có tên dài nhất tỉnh Thái Nguyên, gặp rắc rối vì kỳ vọng của cha mẹ vào cái tên của mình. Ông Đào Sinh Hoạt (xóm 6, Tân Linh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) cho biết, ông đặt tên con dài là “mong muốn con có một tương lai sán lạn, khi đi học nhất định sẽ được thầy cô giáo chú ý, vì thế nó sẽ học tốt hơn”. Quả đúng vậy, cô con gái có cái tên Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương thực sự là tâm điểm chú ý mỗi khi cô xuất hiện.
Tuy vậy, cô gái có cái tên độc đáo này cũng gặp phải không ít phiền toái vì chính cái tên của mình. Tất cả các bằng cấp, giấy tờ liên quan của Dương cho đến nay chỉ duy nhất có Chứng chỉ tin học là ghi đầy đủ tất cả các chữ trong tên của cô. Còn lại, trong sổ hộ khẩu, giấy tờ hộ tịch, sổ điểm khi đi học, sổ học bạ, giấy khen..., tên cô đều phải viết tắt một số ký tự để gọn hơn.
Vì tên dài nên mỗi khi gọi tên cô mọi người cũng không gọi hết cả tên. Khi thì “Dương ơi”, lúc lại "Long Lanh ơi”, hay lúc khác lại “Ánh Dương ơi”, có bạn còn gọi: “Tên dài ơi”...
Có duy nhất kỷ niệm vui gắn với cái tên dài là khi cô đi làm, mấy anh trong Cty “nghe đồn” về cái tên lạ nên đã đến để xem mặt người rồi một anh đã rước luôn cô gái có cái tên dài về làm vợ.
Một cô gái có tên là Hoàng Thị Ngọc Bích Kim Cương tâm sự: Với mong muốn “cục Kim Cương” của gia đình sau này sẽ có cuộc sống an nhàn, sung sướng nên bố cô đã chọn cho cô một cái tên dài ngoằng. Nhưng chẳng thấy chị sướng, giầu có gì mà toàn thấy rắc rối. Hồi đi thi Đại học Thương Mại, cả phòng thi và giám thị cười ồ lên khi đọc tên chị vào phòng thi. Trong lúc làm bài thi thì giám thị cũng "ưu ái" lảng vảng quanh chỗ chị, thậm chí còn tò mò hỏi vì sao có cái tên như thế, làm chị mất tập trung không làm được bài. Rồi khi đi xem điểm thi thì tên dài phải viết 2 dòng nên ai cũng chú ý. Thậm chí chứng minh thư cũng không viết hết tên.
Giấy khen của Ánh Dương.
Một người có tên Ngô Thị Hải Thụ Thái Quỳnh Phương cũng khốn khổ khi đi nước ngoài không đủ chỗ để kê khai tên khi làm thủ tục.
Một người khác lại có anh họ tên là Nguyễn Trần Lê Đại Đăng Khoa Tân Tú. “Sướng đâu chả thấy, chỉ thấy mỗi khi làm giấy tờ thì anh đến khổ vì cái tên của mình”.
Ấy vậy mà một “chính chủ” có cái tên dài lại hùng hồn cho biết: “Tên tôi là Nguyễn Thế Trân Châu Bảo Ngọc Huyện Hoàng nhưng tôi rất tự hào với cái tên lê thê cha mẹ đặt cho này. Đôi lúc cũng có sự cố nhưng cũng dễ giải quyết thôi”.
Ở Huế, con gái dòng hoàng tộc mang họ Công Tằng Tôn Nữ. Chỉ nguyên việc mang họ hoàng tộc này thì cái tên của của một cô gái đã tên tới 5, 6 từ. Nhạc sĩ Bảo Phúc có hai người con gái tên là Công Tằng Tôn Nữ Phương Trang và Công Tằng Tôn Nữ Phương Linh. Cô giáo và bạn bè thường chỉ gọi Phương Trang, Phương Linh cho tiện.
Cũng mang họ hoàng tộc, nhưng cô gái có cái tên Công Tằng Tôn Nữ Long Lanh Như Hạt Sương Sa khiến cho bạn thi cùng phòng một phen bối rối. Anh bạn tôi kể: “Ngày đi xem phòng thi đại học, nhìn vào tên người theo thứ tự kế tiếp sau mình, tôi luận mãi không ra. Thoạt đầu, tưởng đó là ba người khác nhau, vì trên danh sách ghi thành ba hàng: Công Tằng Tôn Nữ - Long Lanh Như - Hạt Sương Sa. Nhưng xem kỹ thì chỉ có dòng cuối ghi ngày sinh, quê quán, số báo danh. Như vậy đây chỉ là một người. Vào thi, có đến hai trong ba môn tôi ngồi cạnh cô gái Huế này, riêng chuyện nghĩ đến cái tên người ngồi cạnh cũng đã lấy mất một ít thời gian làm bài của tôi”.
Theo Dân Việt
No comments:
Post a Comment