Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Theo đó, cá nhân có quyền xác định lại giới tính của mình.
Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) có 26 chương với 689 điều. Trong đó, vấn đề xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính là việc đáng chú ý nhất.
Theo Bộ luật Dân sự sửa đổi, điều 36 quy định: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Việc xác định lại giới tính chính thức được đưa vào Bộ Luật Dân sự
Điều 37 của Bộ Luật Dân sự vừa được thông qua quy định về chuyển đổi giới tính: 'Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật.
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan'.
Ở Việt Nam, hiện chưa có điều tra dân số toàn quốc nào về số người chuyển giới. Nếu lấy tỷ lệ trung bình, 'an toàn' mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% thì số người đồng tính tạm tính ở nước ta vào khoảng 2,66 triệu người (tính theo dân số Việt Nam năm 2012 có 88,78 triệu người).
Trong thực tế, khi xã hội còn nhiều tranh cãi trái chiều thì sự thay đổi của Luật Dân sự cho thấy một bước tiến mới, sự cởi mở của Việt Nam với giới tính thứ ba cũng như người chuyển giới.
Theo P.Hoàng/Infonet.vn
No comments:
Post a Comment