Bạn có thể dùng một miếng vải thưa, hoặc vải xô bọc một ít cơm chín rồi thả và nồi canh. Cơm sẽ hút các phần tử muối trong canh, giúp cho nồi canh đáng lẽ rất ngon của bạn sẽ giảm bớt được vị mặn.
2. Cho thêm nước hoặc đường
Đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước mà chẳng may bị mặn, bạn có thể cứu nguy món ăn bằng cách cho thêm vào món ăn một lượng nước vừa đủ để trung hòa vị mặn rồi nêm nếm thêm một vài gia vị cần thiết khác như bột ngọt, tiêu, ớt bột để món ăn vẫn đảm bảo thơm ngon, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, bạn có thể cho một chút đường vào canh, súp, hay món hầm để giảm bớt vị mặn.
3. Cho thêm nguyên liệu
Nhiều người cho rằng, để giảm bớt độ mặn cho món ăn bị mặn là cho thêm nguyên liệu cơ bản có trong món ăn. Nếu thấy món ăn mặn hơn bình thường, bạn có thể nấu thêm một số thành phần chính và cho chúng vào món ăn. Tuy nhiên cách này chỉ hợp khi nhà bạn có sẵn các nguyên liệu này.
4. Dùng nước chanh tươi
Hãy sử dụng nước cốt chanh tươi cho vào một lượng vừa đủ từ 1/2 đến 1 thìa nhỏ sẽ phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm bớt vị mặn mà không làm ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của món ăn, nó đặc biệt thích hợp đối với những món canh, kho nhiều nước đấy nhé. Tuy nhiên, đối với những món ăn mà thành phần chế biến có sữa thì bạn không được dùng chanh để “giải cứu” đâu vì dưới tác dụng của chanh, sữa sẽ bị kết tủa ngay lập tức.
5. Dùng giấm gạo
Bạn cũng có thể thay thế chanh tươi bằng giấm gạo, chỉ cần một lượng nhỏ giấm gạo thôi cũng sẽ phát huy tác dụng trung hòa vị mặn của món ăn. Tuy nhiên khi nêm giấm bạn cần cẩn thận, nêm từ từ, vừa nêm vừa nếm lại vị món ăn đến khi nào thấy vừa miệng là được, không nên cho một lượng giấm quá nhiều vào cùng một lần sẽ khiến món ăn của bạn bị biến chất ngay.
6. Dùng sữa chua không đường
Đối với những món ăn có thành phần từ sữa như phô mai, kem tươi, cà ri béo. Nếu chẳng may bị mặn, bạn có thể dùng sữa chua nguyên chất không đường để nêm nếm vào một lượng vừa đủ nhằm giúp vị mặn của món ăn được giảm bớt, dịu đi rất nhiều. Những lưu ý bạn nên dùng sữa chua không đường để phát huy tác dụng hiệu quả và không làm thay đổi mùi vị món ăn nhé.
7. Dùng khoai tây sống
Khoai tây có tác dụng hút vị mặn món ăn rất hiệu quả. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể dùng khoai tây, gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng cho vào món ăn đã được nấu chín ít nhất là 15 phút trước khi thưởng thức món ăn, tốt nhất bạn nên ngâm khoai tây trong món ăn đến khi bạn dùng bữa mới vớt ra nhé, vị mặn món ăn sẽ lập tức biến mất theo từng lát khoai tây. Với phương pháp này bạn có thể áp dụng với món canh, món kho, món xào đều phù hợp.
8. Dùng cà chua
Nếu không có chanh, sữa chua hay khoai tây, bạn cũng có thể sử dụng cà chua cắt lát dày cho vào món ăn và ngâm trong đó từ 15 đến 20 phút, vị chua tự nhiên của cà chua sẽ trung hòa vị mặn của món ăn, đến khi bắt đầu dùng bữa bạn mới vớt cà chua ra nhé. Tuy nhiên sử dụng cà chua sẽ không hiệu quả bằng những phương pháp trên vì chất chua của cà chua rất nhẹ dịu. Trường hợp không có những nguyên liệu trên bạn hãy sử dụng đến cà chua.
9. Dùng mật ong
Mật ong thật sự phát huy tác dụng giảm vị mặn và tăng hương vị đậm đà cho món canh, món kho, món súp nhờ vị ngọt thơm tự nhiên, một thìa nhỏ mật ong sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề nan giải, món ăn sẽ giảm bớt vị mặn và thơm ngon hơn. Bạn cũng có thể dùng đường để thay thế nhưng với mật ong sẽ phát huy hiệu quả hơn rất nhiều.
10. Dùng lòng trắng trứng
Đối với những món canh, món súp có vị mặn, bạn hãy sử dụng lòng trắng trứng gà, trứng vịt còn nguyên, không bị đánh tan thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra, vị mặn của món ăn sẽ được hút đi rất nhiều, tùy theo lượng món ăn mà bạn sử dụng số lượng lòng trắng trứng sao cho phù hợp.
Nguồn internet
No comments:
Post a Comment