"Ma" có lẽ là một trong những nỗi sợ tiêu biểu của tuổi thơ, hay một nỗi ám ảnh thực sự. Chắc hẳn không ít lần các bạn cảm thấy... rụng rời khi đang đi giữa trời tối mà có người đột nhiên "vỗ vai âu yếm" đúng không.
Nhưng yên tâm đi, nếu thực hiện theo đủ các bước dưới đây, bạn sẽ cảm thấy ma thực sự chẳng đáng cho chúng ta phải sợ hãi đến mức như vậy.
1. Nghiên cứu bản chất nỗi sợ
Trước tiên, để hết sợ ma, hãy tự mình nghiên cứu xem nỗi sợ của bạn là gì.
Về mức độ cơ bản nhất, sợ là phản ứng của cơ thể khi cảm thấy nguy hiểm hoặc bị đe dọa. Lúc này, hệ thần kinh trung ương của chúng ta sẽ gửi tín hiệu đến khu vực đồi thị não qua chất dẫn truyền thần kinh glutamate.
Chất này chịu trách nhiệm truyền các tín hiệu sợ hãi đến khu vực dưới đồi, khiến chúng ta "tim đập chân run", đồng thời cũng nơi tiết ra hormone adrenaline khiến bạn có các phản ứng rất "dữ dội" để sống sót như hét to, tay chân vung loạn xạ...
Tuy nhiên cần nhớ rằng, đôi lúc nỗi sợ có thể bị lẫn sang việc "không thích". Nhiều người không thích bóng tối, không thích những khu hoang vắng - địa điểm thường gắn với ma, do đó khi vào những khu vực này, họ cảm thấy căng thẳng và dễ nhầm lẫn sang cảm giác "sợ". Ngoài ra, những khu vực này thường được cho tiềm ẩn nguy hiểm, và cơ thể của bạn sẽ phản ứng giống như những gì vừa được nêu.
2. Tin tưởng vào bản thân
Sau khi biết được bản chất của nỗi sợ, thì việc bạn cần làm tiếp theo là tin tưởng vào bản thân. Theo các nhà tâm lý học, việc luôn vững tin vào bản thân có thể giúp bạn xua tan đi những suy nghĩ tiêu cực - những thứ khiến nỗi sợ của bạn tăng lên.
Các suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến não bộ thu hẹp suy nghĩ của bạn, chỉ tập trung vào những cảm xúc như lo lắng, căng thẳng và sợ hãi, vì đó là bản năng sinh tồn của chúng ta. Kết quả là bạn sẽ chỉ nghĩ đến một thứ duy nhất: Ma.
Và khi đã gạt bỏ được chúng, những ý nghĩ tươi sáng hơn sớm hay muộn gì cũng đến với bạn mà thôi.
Hãy nhớ rằng những thứ bạn đang sợ là những điều không hề rõ ràng và chưa có căn cứ, do đó không có gì phải sợ cả.
3. Việc gì phải sợ?
Sau khi hoàn thành bước 2 mà vẫn... không khá hơn, hãy thử nghĩ xem việc gì bạn phải sợ? Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có gì thu hút để ma hay quái vật muốn "xin tý huyết"? Và tại sao cả thế giới rộng lớn đến thế, ma lại cứ thích xuất hiện ở nhà bạn? Bạn có thể nhẩm thành tiếng những câu hỏi này để cảm thấy xua tan đi nỗi sợ.
Những "con ma" sẽ chẳng thèm đếm xỉa đến bạn đâu
Việc lẩm nhẩm những câu hỏi như vậy sẽ có tác dụng kích thích thêm những suy nghĩ tích cực. Theo các chuyên gia, những suy nghĩ tích cực sẽ bạn có cái nhìn rộng mở hơn về thế giới, và sẽ nhìn thấy có nhiều sự lựa chọn hơn là việc... sợ.
4. Ma làm gì có thật
Đúng là ma không có thật, hoặc ít nhất là chưa được khoa học chứng minh. Thứ chúng ta nghĩ là ma thực chất là sản phẩm được thổi phồng của truyền thông và công nghệ.
Nhưng nghĩ vậy thôi, còn đưa được suy nghĩ này vào thực tế lại là điều khác hẳn. Chắc hẳn rất nhiều người đã từng lẩm nhẩm những điều tương tự, nhưng "sợ vẫn hoàn sợ".
Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng một quy tắc về cơ bản là... đúng: "Thứ gì không nhìn thấy, tức là nó không tồn tại". Suy nghĩ theo hướng như vậy có thể giúp bạn xua tan nỗi sợ.
5. Nghĩ về những yếu tố... hài hước của ma
Hãy tưởng tượng rằng ma hay quái vật chỉ là những sinh vật... đầy hài hước. Ví dụ như bạn sợ một con ma chui ra khỏi tivi như trong phim The Ring, hãy nghĩ rằng nó có thể... ngã vỡ đầu nếu tivi được đặt trên cao. Hoặc quái vật chỉ là những con thú to xác, nhiều lông và vụng về chẳng hạn.
6. Ma sẽ chẳng làm gì được bạn
Theo vật lý học, thứ gì ta không thể chạm đến sẽ chạm đến ta. Điều này đúng với mọi dạng vật chất trên đời, và sẽ đúng với cả ma nữa.
7. Và nếu tất cả các bước trên đều vô hiệu?
Nếu như sau khi áp dụng tất cả các phương pháp trên mà bạn vẫn thấy sợ không chịu nổi, hãy tìm cách... chống trả (dù thực tế không có gì cho bạn đánh lại cả). Bạn có thể mắng những con ma này thành tiếng, và nếu không có gì xuất hiện, tức là bạn đã thắng rồi và ma chẳng có gì đáng sợ cả.
Nguồn: Life Hack, WikiHow
Theo J / Trí Thức Trẻ