Bức ảnh một em bé chết trên bờ biển tại Bordun, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cả thế giới bàng hoàng, giật mình nhìn lại, chuyện gì đang xảy ra ở vùng biên giới Châu Âu suốt thời gian qua? Liệu đó có phải chỉ là vấn đề của một vài quốc gia ngày ngày phải đối mặt với hàng chục nghìn người tị nạn cố gắng tiến vào Châu Âu, hay đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo mang tính toàn cầu?
Bức ảnh em bé trên bờ biển Bordun, Thổ Nhĩ Kỳ.
Em bé xấu số đó là Aylan Kurdi, 3 tuổi, đến từ thị trấn Kobahi phía bắc Syria,gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đang là điểm nóng chiến tranh giữa IS và lực lượng người Kurd. Em nằm trên bãi biển, tay xuôi theo thân, úp mặt xuống cát. Nhìn Aylan giống như một thiên thần nhỏ đang say ngủ. Nhưng thiên thần nhỏ sẽ không bao giờ tỉnh lại.
Aylan, bố mẹ, anh trai lên 2 chiếc thuyền cùng 19 con người khác rời bỏ quê hương Syria đi tìm một miền đất mới, nơi không còn chiến tranh, không phải đối diện với bom đạn mỗi ngày. Gia đình Aylan muốn tới đảo Kos, Hi Lạp. Nhưng cuộc đời không chiều ý họ, chiếc thuyền quá tải đã chìm khi đang trên đường thoát khỏi Syria, kéo theo tính mạng của 12 người trên ấy, trong đó có Aylan, anh trai Galip 5 tuổi, cả hai đều không được mặc áo phao, mẹ Rihan 35 tuổi, tổng cộng 5 đứa trẻ - tất cả đều được tìm thấy tại bãi biển khu nghỉ dưỡng Bordun nổi tiếng. Hiện tại, anh Abdullah Kurdi cha của Aylan và Galip vẫn còn sống, trong buổi phỏng vấn với phóng viên AP, anh Abdullah cho biết khi xảy ra sự cố, thuyền trưởng đã mặc áo phao nhảy xuống biển để trốn chạy, 4 phút sau chiếc thuyền biến mất trong lòng biển, mang theo những người anh yêu thương nhất.
Tấm ảnh cuối cùng của bé Aylan Kurdi chụp trước chuyến đi định mệnh, em cười tươi trong chiếc áo đỏ, quần jean và đôi giày đáng yêu.
Anh Abdullah Kurdi khóc trong tuyệt vọng khi hay tin đã mất vợ và 2 con trai.
"Tôi cố gắng túm lấy vợ con nhưng không thể, họ lần lượt ra đi trong lòng biển khơi, giờ thì không còn ai đánh thức tôi dậy mỗi sáng nữa rồi"
Aylan bé nhỏ và anh trai Galip khi vẫn còn ở quê nhà Syria.
Bức ảnh thứ 2, chụp một sĩ quan cảnh sát bế trên tay cơ thể vô hồn của cậu bé 3 tuổi. Aylan và gia đình đã sống sót qua mưa bom bão đạn ở Syria bất ổn, nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên khác để sống. Aylan bé bỏng trong chiếc áo màu đỏ, quần jeans được một vài thuyền viên phát hiện và báo cho chính quyền. Chỉ trong vài giờ, bức hình người cảnh sát bế Aylan đã gây bão trên mạng xã hội, trở thành bức ảnh nóng nhất được chia sẻ trên Twitter qua hashtag #KiyiyaVuranInsanlik ( Humanity Washed Ashore, lược dịch: Tình người trôi dạt).
Sĩ quan cảnh sát bế trên tay cơ thể không còn sức sống của cậu bé 3 tuổi.
Ngay sau đó, các họa sĩ trên khắp thế giới đã vẽ lại hình ảnh này với đầy sự thương cảm và xót xa, dành tặng những đứa trẻ đã chết trong các cuộc hành trình đi tìm miền đất hứa.
Theo thống kê, chỉ trong tháng vừa qua, có tới 2000 người mỗi ngày đặt cược mạng sống trên những chiếc thuyền cao su băng qua Địa Trung Hải với mong muốn được vào Châu Âu. Ước tính trong năm nay đã có tới 2.500 người không may mắn bỏ mạng ngay trên đại dương rộng lớn. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết, lực lượng bảo vệ vùng biển đã cứu sống 42.000 người di cư trên biển Aegean 5 tháng vừa qua, và riêng tuần vừa rồi đã là 2.160 người, chủ yếu là người Afghanistan, Pakistan, Syria và Châu Phi hi vọng được đổi đời ở đất trời Âu.
Theo Lương Hồng Phúc / Trí Thức Trẻ
"Tôi cố gắng túm lấy vợ con nhưng không thể, họ lần lượt ra đi trong lòng biển khơi, giờ thì không còn ai đánh thức tôi dậy mỗi sáng nữa rồi"
Aylan bé nhỏ và anh trai Galip khi vẫn còn ở quê nhà Syria.
Bức ảnh thứ 2, chụp một sĩ quan cảnh sát bế trên tay cơ thể vô hồn của cậu bé 3 tuổi. Aylan và gia đình đã sống sót qua mưa bom bão đạn ở Syria bất ổn, nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên khác để sống. Aylan bé bỏng trong chiếc áo màu đỏ, quần jeans được một vài thuyền viên phát hiện và báo cho chính quyền. Chỉ trong vài giờ, bức hình người cảnh sát bế Aylan đã gây bão trên mạng xã hội, trở thành bức ảnh nóng nhất được chia sẻ trên Twitter qua hashtag #KiyiyaVuranInsanlik ( Humanity Washed Ashore, lược dịch: Tình người trôi dạt).
Sĩ quan cảnh sát bế trên tay cơ thể không còn sức sống của cậu bé 3 tuổi.
Ngay sau đó, các họa sĩ trên khắp thế giới đã vẽ lại hình ảnh này với đầy sự thương cảm và xót xa, dành tặng những đứa trẻ đã chết trong các cuộc hành trình đi tìm miền đất hứa.
Theo thống kê, chỉ trong tháng vừa qua, có tới 2000 người mỗi ngày đặt cược mạng sống trên những chiếc thuyền cao su băng qua Địa Trung Hải với mong muốn được vào Châu Âu. Ước tính trong năm nay đã có tới 2.500 người không may mắn bỏ mạng ngay trên đại dương rộng lớn. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết, lực lượng bảo vệ vùng biển đã cứu sống 42.000 người di cư trên biển Aegean 5 tháng vừa qua, và riêng tuần vừa rồi đã là 2.160 người, chủ yếu là người Afghanistan, Pakistan, Syria và Châu Phi hi vọng được đổi đời ở đất trời Âu.
Theo Lương Hồng Phúc / Trí Thức Trẻ
No comments:
Post a Comment